Với nhiều cơ hội mở và xu thế hiện nay, nhiều gen Z chọn làm các công việc mang tính tự do sáng tạo như TikToker, Reviewer, KOC… Ấy thế mà có những gen Z chọn một loại công việc đòi hỏi tính kiên nhẫn cao và đầy thách thức như: Telesales và Chăm sóc khách hàng online (CSKH) cho dịch vụ Business Process Outsourcing (BPO).
1. Hoặc là kiên nhẫn hơn, hoặc là chọn ngành khác
Ngành nghề Telesales và Chăm sóc khách hàng hay được ví von là “dâu trăm họ”, vì đây là ngành nghề cần sự kiên nhẫn và chịu áp lực tốt. Việc giao tiếp với khách hàng có muôn vàn sắc thái, một Telesales/Chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp cần biết kiểm soát tốt cảm xúc cá nhân, kiên nhẫn, bền bỉ thì mới có thể thành công. Trong ngành outsourcing/BPO, tiêu chuẩn về kết quả và chất lượng Telesales và Chăm sóc khách hàng tại Contact Center lại càng trở nên quan trọng. Bởi vì hiện nay Contact Center là nơi tiếp nhận mọi yêu cầu, thắc mắc của khách hàng với doanh nghiệp.
Thế thì chọn ngành khác, sao phải “đâm đầu” vào cái khổ nhỉ? Nhưng… Thành công nào cũng phải trả bằng sự nhẫn nại! Kế toán Tài chính mà không kiên nhẫn với những con số và sự logic, Coder mà không kiên nhẫn viết lệnh, tìm bug, sửa bug hay sao?
Làm việc tại dự án TP Bank, các bạn có cơ hội được đào tạo, tiếp cận với các kiến thức và thực hành mới mẻ, ứng dụng được cả cho công việc và đời sống
Chia sẻ của bạn Hồng Hoàng (Agent tại dự án TP Bank của VCCS): “Hồi xưa thấy thời gian đào tạo sao mà lâu la thế, cũng hay nghĩ xấu về sếp lắm. Nhưng gốc rễ chắc sẽ tạo thành trái ngọt. Các buổi đào tạo và trải nghiệm thực tế khiến mình bản lĩnh hơn, kiên nhẫn hơn, và có lộ trình nghề nghiệp ổn định hơn rất nhiều”.
2. Biết vị thế của bản thân trong thị trường lao động
“Thời kì dịch bệnh khiến nhiều công ty phải cắt giảm nhân sự, việc kiếm được 1 công việc văn phòng ổn định, không phải lao động tay chân thuần túy mà phát triển được kĩ năng với các bạn sinh viên mới ra trường/đang đi học là khá khó. Các vị trí internship có lương thường chỉ dành cho các bạn có thành tích học tập cao, khả năng vượt trội, còn nếu năng lực bản thân còn ở mức trung bình thì mình thấy cạnh tranh gắt gao lắm, khó kiếm được việc chứ chưa nói đến là việc ngon lành.” – Phương Hà, gen Z năm cuối của trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn chia sẻ.
Đã có thời điểm Phương Hà rải hồ sơ hàng chục công ty nhưng không được gọi, định mệnh đến khi Hà nghĩ mình thử công việc agent chăm sóc khách hàng này đi, chứ giờ không có việc làm thì chết. Được anh chị tiền bối chỉ dạy, vượt qua chương trình đào tạo quy chuẩn của VCCS cùng sự chăm chỉ cầu tiến đã không phụ công sức của cô nàng gen Z luôn tự nhận “xuất phát điểm bình thường” này. 2 năm dịch bệnh cũng gây không ít khó khăn cho gen Z trong quá trình tìm việc, nhưng Hà tự nhận mình “trưởng thành” và “ổn định” hơn rất nhiều sau khi làm việc tại VCCS.
3. “Lương thấp, làm làm gì?”
“Ngành này lương cứng có 5 – 6 triệu à, thấp lắm”. Người ta nói vậy hoài. Ấy thế mà bạn Trần Vy đã từng cầm trên tay mức lương 15, rồi đến nay là hơn 20 triệu/tháng cho dự án về Ngân hàng tại VCCS. Ngoài Vy, còn rất nhiều các đồng nghiệp khác của bạn có mức lương 20-30 triệu, tùy thuộc vào năng lực và độ cày cuốc của mỗi người.
“Mình học được cách cải thiện kĩ năng, rút kinh nghiệm sau mỗi lần giải quyết các vấn đề khúc mắc cho khách tại VCCS. Từ khởi đầu non nớt chưa có kinh nghiệm, giờ đây mình hoàn toàn tự tin khi đã làm Leader của team CSKH của công ty hiện tại. Mình tin rằng khi tìm ra lợi thế bản thân, và kiên nhẫn rèn luyện hàng ngày tại một môi trường tử tế mà không cần thiết phải chạy theo các “trend”, gen Z sẽ thành công, ngay cả khi khởi đầu từ một ngách nhỏ và ít người biết. Lương ban đầu có thể thấp, nhưng một khi đã đúng quỹ đạo thì con số cũng lớn dần, không còn nhiều lo ngại về lương nữa. Thực ra ngành nào cũng thế phải đi từ thấp lên cao, vì mới ra trường đã ai có kinh nghiệm gì đâu. Những trường hợp sinh ra đã vạch đích thui không phải nói” – Huyền Trang cười chia sẻ.